Industry Basics
23 June 2023 • 17 phút đọc
Các điều kiện bảo hiểm hàng hóa: Tìm hiểu Điều kiện A, B, C
Tìm hiểu về bảo hiểm hàng hóa, các điều kiện áp dụng, quy tắc bảo hiểm trong vận chuyển nội địa để đảm bảo an toàn và bảo vệ tài sản quan trọng.
Các điều kiện bảo hiểm hàng hóa bao gồm những nội dung gì? Để mua bảo hiểm cho hàng hóa được vận chuyển từ nơi này đến nơi khác, từ quốc gia này đến quốc gia khác cần lưu ý gì không? Cùng tìm hiểu nội dung bảo hiểm và kinh nghiệm mua bảo hiểm phù hợp nhé.
Giới thiệu về bảo hiểm hàng hóa
Để giúp mọi người hiểu thêm về bảo hiểm hàng hóa, bài viết sẽ giải thích rõ qua những thông tin sau.
Khái niệm bảo hiểm hàng hóa
Bảo hiểm hàng hóa chính là cam kết bồi thường giữa người bán bảo hiểm người mua bảo hiểm trong những trường hợp nhất định. Đối tượng áp dụng của bảo hiểm này chính là hàng hóa được vận chuyển nội địa/quốc tế.
Bảo hiểm hàng hóa là điều kiện cần thiết khi quyết định vận chuyển hàng hóa logistics.
Không ai có thể đoán định trước những rủi ro xảy ra trong quá trình vận tải hàng hóa như: thiên tai, chiến tranh, đình công, va chạm phương tiện, điều kiện thời tiết… Chủ hàng sẽ mua bảo hiểm nhằm đảm bảo hàng hóa của mình được an toàn trong quá trình giao đến tay người nhận. Bên cạnh đó là được nhận phần bồi thường thích đáng nếu hàng hóa bị tổn hại do rủi ro (được quy định sẵn) gây nên.
Tại sao cần bảo hiểm hàng hóa?
-
Khi mua bảo hiểm hàng hóa, bên vận chuyển thực hiện mọi trách nhiệm bảo vệ, bảo quản hàng hóa được an toàn trong quá trình vận tải. Nhờ đó giảm thiểu rủi ro ngoài ý muốn gây hại đến hàng hóa.
-
Trường hợp gặp phải rủi ro không thể tránh khiến hàng hóa tổn thất, người mua bảo hiểm sẽ được đền bù.
-
Nếu bên vận chuyển không chịu trách nhiệm về tổn thất hàng hóa theo đúng quy định hợp đồng, pháp luật sẽ bảo vệ quyền lợi của người mua bảo hiểm hàng hóa.
-
Đặc biệt là loại bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu càng cần thiết đối với những ai có nhu cầu vận chuyển hàng quốc tế, nơi có tỷ lệ xảy ra rủi ro rất cao.
Các điều kiện bảo hiểm hàng hóa
Tiếp đến hãy tìm hiểu xem nội dung cụ thể của các loại điều kiện bảo hiểm hàng hóa là gì nhé.
Trước khi tiến hành mua bảo hiểm hàng hóa, bạn cần nắm rõ các điều kiện khi mua bảo hiểm.
Các điều kiện bảo hiểm hàng hóa loại A
Đây chính là loại điều kiện có mức độ cao nhất trong bảo hiểm hàng hóa.
Nội dung và phạm vi bảo hiểm
Điều kiện A được áp dụng cho mọi phương thức vận chuyển hàng hóa kể cả đường biển, đường bộ hay đường hàng không. Về nội dung có phần tương tự với điều kiện bảo hiểm rủi ro nhưng được nâng cấp điều kiện hơn nhiều. Cụ thể là gia tăng trường hợp rủi ro mà người mua được hưởng bảo hiểm.
Các yêu cầu và điều kiện bảo hiểm
Tình trạng hàng hóa bị tổn hại phải vì các nguyên nhân cụ thể được quy định rõ tại điều kiện bảo hiểm hàng hóa loại A.
Những trường hợp được bảo hiểm
-
Gồm các rủi ro đã được nhắc đến trong điều kiện loại B và C.
-
Rủi ro xảy ra do các nguyên nhân: trộm cắp hàng hóa, thiếu nguyên kiện, hàng hóa bị hư hại như gãy – vỡ - hoen gỉ…trong quá trình vận chuyển.
-
Rủi ro do điều kiện thiên nhiên.
-
Rủi ro do con người (không phải người mua bảo hiểm) gây nên.
Các điều kiện bảo hiểm hàng hóa loại B
Nội dung của điều kiện bảo hiểm loại C tương tự với điều kiện bảo hiểm gồm tổn thất riêng. Kể từ sửa đổi thực hiện vào năm 1963 thì các trường hợp nhận được bảo hiểm cùng các điều kiện loại trừ được nêu ra rõ ràng hơn.
Sự khác biệt giữa loại B và loại A
Điều kiện bảo hiểm loại B chỉ bao gồm những trường hợp rủi ro nhất định, quy định người mua bảo hiểm được bồi thường nếu gặp phải. Điều kiện loại A có phạm vi rủi ro nhận bảo hiểm lớn hơn.
Nội dung và phạm vi bảo hiểm
Điều kiện loại B được áp dụng dựa theo các trường hợp rủi ro xảy ra gây tổn thất đến hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Những rủi ro này đã được quy định rõ.
Các yêu cầu và điều kiện bảo hiểm
-
Gồm 7 trách nhiệm bồi thường của điều kiện bảo hiểm hàng hóa loại C.
-
Kèm theo các trường hợp rủi ro khác như: thiên tai (động đất, núi lửa phun, sét đánh), nước cuốn hàng hóa khỏi tàu, nước tràn vào nơi chứa hàng hóa gây tổn hại, kiện hàng rơi khỏi tàu khi đang xếp dỡ.
Các điều kiện bảo hiểm hàng hóa loại C
Điều kiện bảo hiểm này tương tự như điều kiện bảo hiểm không bao gồm tổn thất riêng. Các điều khoản loại trừ cũng được quy định tương tự như điều khoản A và B.
Sự khác biệt giữa loại C và loại A, B
Đây là mức điều kiện bảo hiểm hàng hóa thấp nhất trong các loại. Theo đó phạm vi chịu trách nhiệm bồi thường của điều kiện C có phần hạn chế hơn điều kiện B và A.
Nội dung và phạm vi bảo hiểm
Phạm vi bảo hiểm bao gồm các trường hợp rủi ro cụ thể được quy định sẵn.
Các yêu cầu và điều kiện bảo hiểm
-
Mắc cạn, đắm, cháy, đâm va phương tiện vận chuyển.
-
Gặp nạn khi dỡ hàng tại cảng.
-
Phương tiện vận chuyển bị lật, trật bánh.
-
Tổn thất chung: chi phí tố tụng, giám định, cứu nạn…
-
Ném hàng ra khỏi tàu trong thường hợp gặp nguy cấp.
-
Hàng hóa mất tích.
-
Phương tiện đâm va vào nhau.
Kinh nghiệm và lưu ý khi mua bảo hiểm hàng hóa
Muốn mua bảo hiểm hàng hóa thì cần chú ý điều gì? Mọi người nên học hỏi vài kinh nghiệm hữu ích.
Trước khi mua bảo hiểm hàng hóa cần nắm rõ những kinh nghiệm dưới đây.
Những lưu ý cần biết khi mua bảo hiểm hàng hóa
-
Khai báo số tiền bảo hiểm hợp lý (bằng hoặc nhỏ hơn giá trị hàng hóa) để đạt được thỏa thuận chung với bên bán bảo hiểm.
-
Chú ý kỹ phí bảo hiểm, tỷ lệ bồi thường bao nhiêu, phạm vi áp dụng bảo hiểm trước khi ký hợp đồng.
-
Lưu ý về thời hạn bảo hiểm và tiến hành gia hạn kịp thời nếu muốn.
-
Hãy cẩn thận với các điều khoản loại trừ của bảo hiểm hàng hóa.
-
Tính toán các rủi ro có thể xảy ra với quá trình vận chuyển hàng hóa, qua đó chọn ra gói bảo hiểm phù hợp.
-
Nhờ đến sự hỗ trợ của người có kinh nghiệm, kiến thức để xem xét chi tiết hợp đồng bảo hiểm trước khi ký.
-
Chọn đúng đơn vị cung cấp bảo hiểm uy tín để đảm bảo quyền lợi.
Các chi phí liên quan đến bảo hiểm hàng hóa
Một số loại chi phí liên quan đến bảo hiểm hàng hóa trong xuất nhập khẩu gồm có:
-
CPT – Carriage Paid To: bên mua chịu trách nhiệm chi trả phí bảo hiểm.
-
CIP – Carriage, Insurance Paid To: bên bán chịu trách nhiệm chi trả phí bảo hiểm.
-
FAS – Free Alongside Ship: bên mua chịu trách nhiệm chi trả phí bảo hiểm.
-
FOB: bên mua chịu trách nhiệm chi trả phí bảo hiểm.
-
CIF – Cost, Insurance and Freight: bên bán chịu trách nhiệm chi trả phí bảo hiểm.
Trường hợp xảy ra rủi ro gây tổn hại đến hàng hóa, bên bảo hiểm sẽ tính toán giá trị hàng hóa trước khi thống nhất mức độ đền bù. Và các chi phí liên quan đến tính toán giá trị hàng hóa thường là thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng.
Kinh nghiệm và thực tiễn trong việc mua bảo hiểm hàng hóa.
Trong thực tế, nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm lựa chọn loại bảo hiểm phù hợp thì hãy tìm hiểu về đơn vị cung cấp bảo hiểm hàng hóa uy tín. Với công ty bảo hiểm chuyên nghiệp, mọi người sẽ được tư vấn từ A – Z cách chọn ra gói bảo hiểm phù hợp nhất với đơn hàng của mình. Nhờ đó giúp giảm thiểu tối đa các rủi ro ngoài ý muốn, nhận được quyền lợi thích đáng khi được bồi thường.
Lời kết
Như vậy, bài viết đã giải đáp rõ mọi thắc mắc liên quan đến bảo hiểm hàng hóa rồi. Để hiểu rõ hơn về quy tắc bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa/quốc tế, cách tính toán và lựa chọn loại bảo hiểm thích hợp, mọi người hãy liên hệ đến Cogoport nhé. Công ty cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa chuyên nghiệp kèm tư vấn tất tần tật thông tin về gói bảo hiểm với chi phí tối ưu cho khách hàng.
Quay lại trang Bài viết
Lên lịch 1:1 được cá nhân hóa
Bước vào tương lai của giao nhận hàng hóa với Cogoport. Trải nghiệm bản demo được thiết kế để cách mạng hóa hậu cần của bạn, cung cấp:
- Giải pháp sáng tạo: Xem xét các tính năng tiên tiến xác định lại quản lý vận chuyển hàng hóa.
- Hướng dẫn chuyên gia: Thông tin chi tiết trực tiếp từ các chuyên gia dày dạn kinh nghiệm của chúng tôi, phù hợp với nhu cầu kinh doanh của bạn.
- Câu trả lời thực sự: Phiên tương tác để giải quyết những thách thức độc đáo của bạn.
Bình Luận Blog