Industry Basics
21 June 2023 • 15 phút đọc
Điều kiện CIP: Vai trò và Quy định trong Incoterms
Điều kiện giao hàng CIP là gì, ý nghĩa, quy định và mối liên hệ giữa CIP và CIF, cũng như hiểu rõ về giá CIP và FOB trong quá trình thương mại quốc tế.
Điều kiện CIP là gì? Đây là một trong những điều kiện quan trọng có mặt trong Incoterms – Bộ điều khoản thương mại quốc tế. Cụ thể thì điều kiện này quy định về nghĩa vụ của các bên liên quan như thế nào? Mọi người hãy cùng tìm hiểu qua bài viết nhé.
Điều kiện CIP là gì?
CIP là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Carriage and Insurance Paid to, được hiểu là “Cước phí và bảo hiểm trả tới điểm đến”. Đây là loại điều kiện quy định về trách nhiệm bên bán, bên mua cần thực hiện khi vận chuyển hàng hóa quốc tế.
Khái niệm, vai trò và mục đích của điều kiện CIP trong Incoterms
Theo đó, người gửi hàng sẽ chi trả cho các khoản phí như: phí vận chuyển, phí bảo hiểm hàng hóa, thuế và lệ phí xuất nhập khẩu cho đến khi hàng đến điểm đích. Điểm đích này đã được nêu rõ trong hợp đồng mua – bán đôi bên.
Ảnh minh họa về CIP trong Incoterms 2022
Các doanh nghiệp sử dụng điều kiện CIP nhằm có tiếng nói chung trong việc vận tải hàng hóa quốc tế. Rằng ai sẽ chịu trách nhiệm chi trả cho những khoản phí cụ thể nào. Điều này góp phần tránh xung đột giữa các bên, làm ảnh hưởng đến giao thương quốc tế. Đây cũng là vai trò của Incoterms, hoạt động như bộ điều khoản quy chuẩn, áp dụng với phạm vi rộng rãi trên toàn thế giới.
Phạm vi áp dụng của điều kiện CIP
Điều kiện CIP được áp dụng khi các doanh nghiệp có nhu cầu vận tải hàng hóa quốc tế. Vậy điều kiện này có phạm vi hoạt động trên toàn thế giới. Bộ điều khoản Incoterms đã được công bố và công nhận, sử dụng rộng rãi tại các nước.
So sánh sự khác biệt giữa điều kiện CIP và các điều kiện khác trong Incoterms
Ngoài điều kiện CIP thì bộ điều khoản Incoterms còn các điều kiện khác. Vậy sự khác biệt giữa các điều kiện này là gì.
Ảnh minh họa so sánh sự khác biệt giữa điều kiện CIP và các điều kiện khác trong Incoterms
So sánh sự khác biệt giữa CIP và các điều kiện khác trong Incoterms
Mỗi điều kiện trong Incoterms có nội dung, ý nghĩa và mục đích sử dụng khác nhau. Theo đó, từng điều kiện sẽ được áp dụng vào từng giai đoạn trong quá trình xuất – nhập khẩu hàng hóa quốc tế.
Điều kiện CIP được ứng dụng vào giai đoạn từ khi người gửi chuyển hàng hóa từ kho bãi đến cảng đi, bốc hàng lên tàu di chuyển đến địa điểm cụ thể tại cảng đích như thỏa thuận trong hợp đồng. Người gửi hàng sẽ mọi trách nhiệm và khoản phí trong giai đoạn này.
Trong khi đó, các điều kiện khác sẽ được ứng dụng vào từng giai đoạn khác nhau. Ví dụ:
-
FCA – Free Carrier: người gửi hàng chỉ chịu mọi trách nhiệm từ lúc chuyển hàng từ kho bãi đến người vận chuyển đầu tiên.
-
FAS – Free Alongside Ship: người gửi hàng chỉ chịu mọi trách nhiệm từ lúc chuyển hàng từ kho bãi đến lúc dỡ hàng xuống theo dọc mạn tàu.
-
FOB – Free On Board: người gửi hàng chỉ chịu mọi trách nhiệm từ lúc chuyển hàng từ kho bãi đến lúc dỡ hàng xuống cảng đi, bốc hàng lên trên boong tàu.
-
CFR – Cost and Freight: người gửi hàng chỉ chịu mọi trách nhiệm từ lúc chuyển hàng từ kho bãi đến lúc hàng được dỡ xuống cảng đích. Trong đó, bên gửi hàng chỉ chịu các khoản phí vận chuyển, bốc dỡ hàng, phí liên quan chứ không kèm phí bảo hiểm hàng hóa.
Vậy nên nếu so sánh điều kiện CIP với CIF hay với các loại điều kiện khác thì mọi người chỉ cần hiểu rõ nội dung được quy định trong từng điều kiện.
Ưu điểm và hạn chế của điều kiện CIP so với các điều kiện khác trong Incoterms
Ưu điểm
-
Phân công nhiệm vụ rõ ràng cho các bên liên quan khi thực hiện xuất – nhập khẩu hàng hóa.
-
Giúp quá trình vận chuyển hàng hóa diễn ra suôn sẻ và thuận lợi.
-
Được đánh giá là đầy đủ hơn so với các điều kiện trước: EXW, FCA, CPT.
-
Điều kiện hạn chế tối đa các rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng quốc tế vì đã đi kèm bảo hiểm hàng hóa.
-
Điều kiện CIP áp dụng được với mọi phương thức vận chuyển. Kể cả đường bộ, đường thủy và đường hàng không.
Hạn chế
-
Người mua chịu trách nhiệm chi trả có khá nhiều khoản phí khi vận chuyển hàng hóa.
-
Vẫn có thể xảy ra rủi ro trong giai đoạn chở hàng từ kho đến người vận chuyển đầu tiên. Rủi ro hơn so với điều kiện EXW.
Quy định và nghĩa vụ của người mua, người bán trong điều kiện CIP
Trong điều kiện CIP thuộc bộ điều khoản thương mại quốc tế Incoterms đã quy định rõ về nghĩa vụ các bên.
Quy định về cước phí và bảo hiểm trong điều kiện CIP
Theo quy định, người gửi hàng đi sẽ chịu trách nhiệm chi trả các loại cước phí, bảo hiểm từ lúc chở hàng ở kho bãi cho đến khi hàng giao đến điểm nhận cụ thể ở cảng đích. Vậy các loại phí cần chi trả gồm có: phí vận chuyển, phí bốc hàng lên tàu, phí dỡ hàng xuống cảng, phí bảo hiểm hàng hóa, thuế phí xuất nhập khẩu.
Nghĩa vụ của người bán trong điều kiện giao hàng CIP
-
Thực hiện ký kết hợp đồng chuyên chở và chi trả cước phí cho đến địa điểm đích theo đúng quy định.
-
Lấy giấy phép xuất khẩu hàng hóa, nộp thuế và lệ phí xuất khẩu liên quan.
-
Chở hàng từ kho và giao cho người vận tải đầu tiên.
-
Ký hợp đồng bảo hiểm hàng hóa và chi trả phí bảo hiểm này.
-
Cung cấp cho bên mua đầy đủ giấy tờ như: hoá đơn, chứng từ vận tải thường lệ, đơn bảo hiểm hay bằng chứng thể hiện lô hàng đã được bảo hiểm
Nghĩa vụ của người mua trong điều kiện giao hàng CIP
-
Nhận hàng khi hàng được giao đến địa điểm cụ thể khi tàu cập bến cảng đích. Và để nhận được hàng thì bên mua phải cung cấp đủ hoá đơn, đơn bảo hiểm và chứng từ vận tải mà bên bán giao cho mình.
-
Nộp thuế phí nhập khẩu và các local charge (phí nội địa).
-
Chịu mọi rủi ro và tổn thất kể từ khi hàng hóa được giao cho người vận tải đầu tiên, sau khi cập bến cảng đích.
Rủi ro và Bảo hiểm hàng hóa trong điều kiện giao hàng CIP
Áp dụng điều kiện CIP có thể gặp phải một số rủi ro nhất định như.
-
Rủi ro xuất hiện kể từ khi hàng hóa cập cảng đích, đến địa điểm cụ thể và giao cho người vận chuyển đầu tiên. Kể từ đây trách nhiệm thuộc về người mua.
-
Đối với bất kỳ hình thức vận chuyển nào, người bán cũng cần phải hoàn tất việc dỡ hàng từ phương tiện vận tải nội địa, bốc hàng lên phương tiện vận tải chính. Rồi giao cho người vận chuyển đầu tiên ở cảng đích.
Khi thực hiện hợp đồng vận chuyển hàng hóa, doanh nghiệp cần cẩn trọng lưu ý điều kiện giao hàng CIP.
Đó là lý do tại sao người bán cần mua bảo hiểm hàng hóa đầy đủ khi vận chuyển quốc tế. Với CIP trong Incoterms 2020, bên bán phải mua bảo hiểm cho hàng hóa với mức cao nhất là mức A. Đây là mức đã được tăng lên từ mức C (thấp nhất) theo quy định của Incoterms 2010.
Lời kết
Trên đây, bài viết đã giải đáp chi tiết mọi thông tin về điều kiện CIP trong Incoterms rồi. Để được tư vấn về gói dịch vụ vận chuyển hàng hóa nội địa/quốc tế với chi phí tối ưu nhất, mọi người hãy liên hệ đến Cogoport. Công ty vận tải hàng đầu cả nước chuyên cung cấp các dịch vụ chất lượng đi kèm mức giá ưu đãi. Quý khách hàng sẽ được hỗ trợ tính toán giá CIP và giá FOB, các mức giá khác tùy vào nhu cầu mỗi người.
Quay lại trang Bài viết
Lên lịch 1:1 được cá nhân hóa
Bước vào tương lai của giao nhận hàng hóa với Cogoport. Trải nghiệm bản demo được thiết kế để cách mạng hóa hậu cần của bạn, cung cấp:
- Giải pháp sáng tạo: Xem xét các tính năng tiên tiến xác định lại quản lý vận chuyển hàng hóa.
- Hướng dẫn chuyên gia: Thông tin chi tiết trực tiếp từ các chuyên gia dày dạn kinh nghiệm của chúng tôi, phù hợp với nhu cầu kinh doanh của bạn.
- Câu trả lời thực sự: Phiên tương tác để giải quyết những thách thức độc đáo của bạn.
Bình Luận Blog