LCL là gì? Tìm hiểu về sự khác biệt của Hàng FCL & Hàng LCL

Industry Basics

11 June 2023 • 22 phút đọc

LCL là gì? Tìm hiểu về sự khác biệt của Hàng FCL & Hàng LCL

Editorial Team

Khám phá hàng LCL là gì, vai trò trong xuất nhập khẩu, quá trình vận chuyển LCL để tối ưu hóa chi phí và linh hoạt trong lưu chuyển hàng hóa.

LCL chính là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong vận chuyển hàng hóa. Vậy ý nghĩa LCL là gì? LCL và FCL có gì khác biệt không? Các chủ doanh nghiệp sẽ giải quyết vấn đề thế nào khi gặp phải tình trạng LCL? Cùng bài viết giải đáp từng thắc mắc với thông tin chi tiết như sau nhé.

LCL là gì? Sự khác biệt giữa LCL (Less Container Load) và FCL (Full Container Load)

LCL là gì?

LCL là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Less than Container Load” nghĩa là “Xếp hàng không đủ chứa một container”. Thuật ngữ được sử dụng để mô tả hình thức vận chuyển hàng mà không có đủ lượng sản phẩm đóng đầy container. Chính vì thế, chủ hàng sẽ cần ghép chung lô hàng với bên khác để làm đầy thùng chứa.

LCL có nghĩa vận chuyển hàng hoá khi chủ hàng không đủ hàng để đóng nguyên một container, ngược lại với FCL - hàng đủ xếp nguyên container. Ảnh minh họa sưu tầmLCL có nghĩa vận chuyển hàng hoá khi chủ hàng không đủ hàng để đóng nguyên một container, ngược lại với FCL - hàng đủ xếp nguyên container. Ảnh minh họa sưu tầm

Lúc này đây, công ty dịch vụ ghép hàng sẽ kết hợp các lô hàng lẻ (LCL shipment) lại với nhau. Họ sẽ thực hiện loại, sắp xếp và đóng chung các lô hàng trong một container. Sau đó vận chuyển lô hàng từ cảng xếp cho đến cảng đích.

Công ty cung cấp LCL shipments sẽ sắp xếp và phân loại sau đó đóng chung vào container khác. Sau cùng, đơn vị này sẽ thu xếp vận chuyển từ cảng xếp tới cảng đích, đây là gọi là quá trình gom hàng (hay consolidation). Consolidator là người/tổ chức thực hiện các hoạt động gom/ghép hàng trước khi vận chuy

FCL là gì?

FCL là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Full Container Load” nghĩa là “Hàng đủ để xếp đầy container”. Thuật ngữ này được dùng phổ biến trong công nghiệp vận tải biển quốc tế, xuất nhập khẩu hàng quốc tế hay thương mại quốc tế.

Theo đó, bên cung cấp dịch vụ vận tải FCL theo đường biển quốc tế sẽ dùng container chuyên dùng (loại 20ft hoặc 40ft), để chuyển hàng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu.

Tầm quan trọng của việc sử dụng LCL, FCL trong thương mại quốc tế

Cho dù là LCL và FCL thì đây đều là những hình thức vận chuyển hàng hóa thông dụng. Điều này đáp ứng được nhu cầu gửi hàng nhỏ lẻ hay nhiều của các doanh nghiệp với nhau. Đặc biệt trong thương mại quốc tế, LCL và FCL góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp tầm trung vươn tầm quốc tế. Họ có thể thoải mái giao nhận hàng hóa với số lượng ít mà không cần lo ngại chi phí vận chuyển cao.

 Nhiều lô hàng lẻ LCL shipments sẽ được kết hợp, sắp xếp, phân loại và đóng chung vào container, sau đó thu xếp vận chuyển từ cảng xếp tới cảng đích. Nhiều lô hàng lẻ LCL shipments sẽ được kết hợp, sắp xếp, phân loại và đóng chung vào container, sau đó thu xếp vận chuyển từ cảng xếp tới cảng đích.

Mục đích và ứng dụng của LCL trong vận chuyển hàng hóa

Người ta sử dụng LCL trong vận chuyển hàng hóa vì nhiều lý do khác nhau. Chủ yếu là vì các lợi ích như:

  • Tiết kiệm phí vận chuyển: doanh nghiệp sử dụng hình thức LCL sẽ tiết kiệm được một khoản kha khá chi phí gửi hàng đi. Thay vì một mình một container còn chỗ trống thì kết hợp cùng các doanh nghiệp khác để cắt giảm chi phí.

  • Rút gọn thời gian gửi hàng: lợi ích của LCL là gì ngoài tiết kiệm phí chở hàng? Đó là rút gọn lại thời gian chuyển hàng đi. Thay vì phải đợi có đủ lượng hàng đóng đầy container, doanh nghiệp có thể gửi đi ngay kể cả số lượng ít.

  • Giảm thiểu chi phí lưu kho: một khi hàng hóa của bạn được vận chuyển đi sớm sẽ không phải lưu kho để đợi nữa. Nhờ đó bạn không cần phải tiêu tốn nhiều cho các chi phí kho bãi.

Một khi tiết kiệm và cân đối được những vấn đề trên sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận đáng kể.

Để dễ dàng cho việc tập kết, xử lý đóng/ghép hàng hóa, hàng LCL được vận chuyển, tập trung tại các địa điểm gom hàng lẻ (kho CFS) hay các nhà ga hàng hóa/kho hàng không kéo dài.

Để dễ dàng cho việc tập kết, xử lý đóng/ghép hàng hóa, hàng LCL được vận chuyển, tập trung tại các địa điểm gom hàng lẻ (kho CFS) hay các nhà ga hàng hóa/kho hàng không kéo dài.

Sự khác biệt giữa hàng FCL và hàng LCL

Hàng LCL là gì? Như đã nhắc đến ở trên thì hàng LCL chính là loại hàng nhỏ lẻ, hay còn được gọi là hàng console. Loại hàng được phân biệt với FCL chính là hàng nguyên khối container, không cần phải ghép với lô hàng nào cả. Cùng phân biệt hai loại hàng này qua vài tiêu chí sau.

Quy trình gửi hàng đi

Đối với LCL, bên bán cần chuyển hàng hóa đến đơn vị chuyên vận chuyển. Người bán cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ liên quan về hàng hóa của mình. Tiếp đến chọn đúng dịch vụ vận chuyển uy tín và gửi lại cho họ để đợi gom hàng gửi đi.

Trong khi đó FCL, bên bán sẽ tìm hiểu và liên hệ với bên chuyên vận chuyển hàng hóa. Người bán sẽ được hỗ trợ đóng thùng, bốc hàng cẩn thận lên container. Trước khi chính thức gửi hàng đi, container sẽ được niêm phong cẩn thận. Bên vận chuyển sẽ chịu trách nhiệm bảo quản hàng hóa, không tháo dỡ trong quá trình di chuyển, thực hiện bốc xếp hàng lên tàu và xuống cảng đích.

Chi phí

FCL được đánh giá có chi phí tối ưu hơn bởi vì quy trình đóng hàng gửi đi nhanh chóng hơn so với FCL. Tuy vậy tỷ giá FCL lại dễ biến động hơn so với LCL. Ngoài hình thức LCL thì các chủ hàng nhỏ lẻ khó áp dụng được cách vận chuyển hàng nào khác.

Điều kiện vận chuyển

Để chuyển hàng theo hình thức FCL, người gửi đi cần đặt trước ít nhất một container nguyên. Trong khi đó, người bán lựa chọn hình thức LCL chỉ cần đặt một phần của container là được.

Thời gian giao hàng

Thời gian giao hàng của FCL nhanh hơn vì hàng được đóng gói sẽ vận chuyển đi luôn. Hơn nữa chỉ cần giao hàng cho một chủ nhận là được. Ngược lại, hình thức LCL cần nhiều thời gian để sắp xếp và phân loại hàng. Sau đó đóng gói đủ đầy một container rồi với chuyển đến cho nhiều người nhận khác nhau.

Các ưu điểm và nhược điểm của LCL và FCL

Mỗi phương thức vận chuyển hàng hóa sẽ có ưu và nhược điểm khác nhau. Cùng tìm hiểu xem đó là gì nhé.

Vận chuyển FCL và LCL có những ưu điểm chuyên biệt mà tùy theo nhu cầu để các doanh nghiệp lựa chọn.
Vận chuyển FCL và LCL có những ưu điểm chuyên biệt mà tùy theo nhu cầu để các doanh nghiệp lựa chọn.

Ưu – nhược điểm của việc sử dụng LCL là gì?

Ưu điểm

  • Chính là lựa chọn hàng đầu dành cho nhu cầu vận chuyển hàng hóa nhỏ lẻ.

  • Giúp tiết kiệm thời gian, chi phí gửi hàng và kho bãi khi vận chuyển hàng hóa.

Nhược điểm

  • Có thể xảy ra tình trạng hư hỏng hàng trong quá trình vận chuyển.

  • Thời gian giao hàng cho người nhận lâu hơn so với FCL.

  • Có thể nảy sinh vài vấn đề liên quan thời gian giao nhận.

Ưu điểm và nhược điểm của việc sử dụng FCL là gì?

Ưu điểm

  • Thời gian đóng gói và chuyển hàng đi nhanh chóng.

  • Hàng hóa được niêm phong cẩn thận trong container khi đóng đủ hàng, hạn chế hư hỏng.

  • Thích hợp với các nhu cầu gửi hàng số lượng lớn, hàng cồng kềnh…

Nhược điểm

  • Chi phí gửi hàng cao hơn so với LCL.

  • Phí tồn kho so sánh cũng cao hơn so với LCL.

  • Bốc dỡ hàng hóa khá khó khăn.

Trách nhiệm của các bên khi vận chuyển hàng LCL, hàng FCL

Trách nhiệm của các bên khi vận chuyển hàng LCL trong xuất nhập khẩu là gì, tương tự đối với hình thức FCL?

Vận chuyển hàng FCL và LCL có các điều khoản và trách nhiệm mà mỗi bên cần nằm rõ.Vận chuyển hàng FCL và LCL có các điều khoản và trách nhiệm mà mỗi bên cần nằm rõ.

Nghiệp vụ làm hàng LCL

Trách nhiệm của bên gửi hàng đi

  • Đóng gói hàng cẩn thận rồi gửi đến kho gom hàng của bên vận chuyển.

  • Chuẩn bị đủ giấy tờ thủ tục hải quan.

  • Cung cấp đầy đủ bill cho bên gom hàng để tạo vận đơn.

  • Đánh dấu ký hiệu hàng hóa cho người mua nhận dạng.

  • Chịu các loại phí như bốc dỡ hàng hóa, phí Dem/Det.

Trách nhiệm của bên vận chuyển

  • Nhận hàng từ người gửi, phân loại hàng để gom vào container chung.

  • Phát hành vận đơn, thông báo hàng đến, khai manifest cho người gửi.

  • Bên vận chuyển hàng đi chịu trách nhiệm xếp hàng lên tàu và bốc hàng xuống cảng đích.

Trách nhiệm của người nhận hàng

  • Liên hệ với bên gửi để nhận đủ thông tin và nhận hàng, không cần đóng phí cước container, đóng thêm phí handling charges.

Nghiệp vụ làm hàng FCL

Trách nhiệm của bên gửi hàng đi

  • Sử dụng dịch vụ trucking hoặc tự mình lấy container ở cảng để đóng gói hàng vào đó.

  • Thực hiện đóng hàng đầy container, đảm bảo hàng sẽ không bị xê dịch trong khi vận chuyển.

  • Đánh dấu ký hiệu từng loại hàng giúp người nhận dễ nhận biết.

  • Chịu trách nhiệm trả các loại phí hải quan, các phí bốc dỡ, phí Dem/Det khác.

  • Gửi thông tin chi tiết vận đơn cho hãng tàu/FWD.

Trách nhiệm của bên vận chuyển

  • Phát hành vận đơn, khai manifest, gửi bản draft bill để người gửi kiểm tra trước khi gửi bill chính thức.

  • Bốc container lên tàu và sắp xếp cẩn thận trước khi tàu nhổ neo.

  • Dở container xuống tàu khi đến cảng đích.

  • Giao hàng cho bên nhận khi có thông tin vận đơn hợp lệ.

Trách nhiệm của người nhận hàng

  • Có đầy đủ giấy tờ, chứng từ cần thiết để nhận lô hàng gửi đến.

  • Nhận container về kho bãi, rút hàng và trả lại container theo quy định hãng tàu.

  • Hoàn tất các loại phí theo quy định nếu có.

Khuyến khích sử dụng LCL trong kinh doanh quốc tế

Từ những thông tin trên mọi người có thể thấy rõ tầm quan trọng của LCL và FCL trong vận chuyển hàng hóa rồi. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp có nhu cầu gửi hàng số lượng nhỏ, lẻ. Tuy nhiên, để chọn ra được địa chỉ vận chuyển hàng hóa đáng tin cậy, mọi người cần tìm hiểu kỹ càng. Lựa chọn dịch vụ gửi hàng chất lượng để được tư vấn mức giá ưu đãi nhé.

Cogoport cung cấp giải pháp tối ưu chi phí và đặt vận chuyển LCL dễ dàng.
Cogoport cung cấp giải pháp tối ưu chi phí và đặt vận chuyển LCL dễ dàng.

Kết luận

Qua bài viết, mọi người đã biết rõ LCL là gì và sự khác biệt đối với FCL như nào rồi. Sử dụng dịch vụ vận chuyển tại Cogoport giúp quý doanh nghiệp tối ưu chi phí một cách tốt nhất. Đặc biệt là được hưởng các lợi ích tuyệt vời như:

  • Được lựa chọn giao tận tay người nhận hàng hay giao tại cảng.

  • Tham khảo trước phí bốc dỡ hàng lên bờ trước khi chọn gói dịch vụ.

  • Xem cước phí trọn gói và chọn dịch vụ vận chuyển khép kín.

  • Theo dõi tường tận quá trình vận chuyển container từ đầu đến cuối.

  • Tiếp nhận đơn hàng giao - nhận tại hơn 149 quốc gia khác nhau.

Hãy liên hệ trực tiếp đến công ty để được tư vấn nhanh chóng và đầy đủ các thông tin liên quan nhé.

 

Bình Luận Blog

U

Lên lịch 1:1 được cá nhân hóa

Bước vào tương lai của giao nhận hàng hóa với Cogoport. Trải nghiệm bản demo được thiết kế để cách mạng hóa hậu cần của bạn, cung cấp:

  • Giải pháp sáng tạo: Xem xét các tính năng tiên tiến xác định lại quản lý vận chuyển hàng hóa.
  • Hướng dẫn chuyên gia: Thông tin chi tiết trực tiếp từ các chuyên gia dày dạn kinh nghiệm của chúng tôi, phù hợp với nhu cầu kinh doanh của bạn.
  • Câu trả lời thực sự: Phiên tương tác để giải quyết những thách thức độc đáo của bạn.
Đặt bản demo

Đăng ký bản tin của chúng tôi ngay bây giờ!

Cập nhật tin tức mới nhất tại Cogoport